Động cơ điện là máy điện biến năng lượng điện thành cơ năng. Động cơ điện có thể được cung cấp năng lượng bởi nguồn dòng điện 1 chiều (DC), hoặc bằng nguồn điện xoay chiều (AC).
Ngày nay, động cơ điện 3 pha được sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi. Nhờ cấu tạo bên ngoài được làm từ vỏ gang hoặc nhôm chuyên dụng dành cho các ngành công nghiệp mà động cơ điện không chỉ hoạt động ngày càng bền bỉ, linh hoạt hơn mà còn dễ dàng lắp đặt và vận hành cho nhiều loại máy móc khác nhau.
2. CẤU TẠO BÊN TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Về mặt cơ học, bên trong một động cơ điện bao gồm các bộ phận sau:
Rotor
Trong động cơ điện, bộ phận chuyển động gọi là rotor. Bộ phận này sẽ làm quay trục để truyền cơ năng. Rotor thường có các dây dẫn được đặt vào nó để mang dòng điện, từ trường của stator tác dụng lực làm quay trục.
Stato
Stato là phần tĩnh của mạch điện từ của động cơ điện bao quanh rotor, thường bao gồm các nam châm trường, là các nam châm điện gồm các cuộn dây xung quanh lõi sắt từ hoặc các nam châm vĩnh cữu.
Bearings (Bạc đạn)
Rotor được hỗ trợ bởi các ổ trục, cho phép rotor quay trên trục của nó. Các vòng bi lần lượt được đỡ bởi vỏ động cơ điện. Trục động cơ kéo dài qua các ổ trục ra bên ngoài động cơ, nơi có tải.
3. CÁC THÔNG SỐ CẦN THIẾT KHI CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN
– VÒNG QUAY (RPM)
- 2P (2 poles – 2 cực): 2800 vòng / phút
- 4P (4 poles – 4 cực): 1450 vòng / phút
- 6P (6poles – 6 cực): 960 vòng / phút
- 8P (8 poles – 8 cực): 720 vòng / phút
– KIỂU LẮP (MOUNTING)
- Chân đế (B3 – Foot mounting)
- Mặt bích (B5 – Flange Mounting)
- Vừa chân đế vừa mặt Bích (B35)
- B14: mặt bích nhỏ
- V1: mặt bích lắp quay trục xuống dưới